0   0   236  

Yêu thích và chia sẽ nội dung này với bạn bè

Mô tả

https://trithucvn.net/khoa-hoc/noi-giao-thoa-giua-ton-giao-va-khoa-hoc-p1-vu-tru-va-nao-bo-la-nhung-toan-anh-hologram.html

 

Các cuộc đối thoại giữa tôn giáo và khoa học đã tồn tại từ rất xa xưa, tối thiểu là từ thời Plato, Aristotle và Leibniz. Trước thế kỷ 17, mục tiêu của khoa học là sự minh triết, sự hiểu biết về trật tự tự nhiên và sống một cách hài hòa với nó.

Bắt đầu từ “cuộc cách mạng lượng tử” khoảng 70 năm về trước, nhiều nhà khoa học đã tìm ra sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa các kết quả nghiên cứu của họ và tôn giáo thần bí, siêu việt.

Heisenberg, Bohm, Schrodinger, Eddington, Einstein – những nhà khoa học nổi tiếng – tất cả đều có quan điểm rằng thế giới là huyền bí, thuộc về tinh thần. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sự tương đồng giữa quan điểm khoa học của họ và những điều được nói đến trong tôn giáo và tín ngưỡng.

 

ADVERTISEMENT

—***—

Phần 1: Vũ trụ và não bộ là những toàn ảnh (hologram) – sự tương đồng giữa tôn giáo và khoa học hiện đại

Toàn ảnh ba chiều hologram là gì?

Gottfried Leibniz (ảnh: Wiki)

Khoảng 3 thế kỷ trước, nhà bác học, triết học Gottfried Leibniz, người phát minh ra tích phân và vi phân, đã cho rằng một thực tại siêu hình nằm ở dưới và tạo ra vũ trụ vật chất. Trong tác phẩm “Monadology”, Leibniz viết:

“Mỗi phần của vật chất có thể xem như một vườn đầy cây cối, và một ao đầy cá. Nhưng mỗi nhánh cây, mỗi con động vật, mỗi giọt vật chất của nó, cũng là một vườn cây hoặc một ao cá như vậy”.[1]

Phát hiện ra phép tích phân của Leibniz 300 năm trước đã cho phép nhà vật lý người Hungary Dennis Gabor phát minh ra toàn ảnh (ảnh ba chiều – hologram) vào năm 1948, khám phá này sau đó đã giúp ông đoạt giải Nobel.

Thực chất, hologram là một ảnh hai chiều (2D), song khi được nhìn dưới những điều kiện chiếu sáng nhất định thì tạo nên một hình ảnh ba chiều (3D) trọn vẹn. Mọi thông tin mô tả vật thể 3D đều được mã hoá trong mặt biên 2D. Như vậy chúng ta có hai thực tại hai chiều và ba chiều tương đương với nhau về mặt thông tin. [2]

Tính chất quan trọng nhất của toàn ảnh (hologram) là nếu chỉ lấy một phần bất kỳ nào của nó, người ta cũng có thể khôi phục được toàn bộ hình ảnh ba chiều của vật. Nghĩa là, theo một khía cạnh nào đó, mỗi phần của toàn ảnh có chứa sự toàn thể.

Ảnh ba chiều hologoram quảng cáo cho một chiếc đồng hồ (ảnh: 3dbaz.com)

Khoảng 30 năm trước, giáo sư khoa học thần kinh Karl Pribram tại Đại học Standford, Mỹ, tác giả cuốn sách nổi tiếng Các ngôn ngữ của não bộ (Languages of the Brain) và giáo sư vật lý lý thuyết David Bohm Đại học Lodon, Anh – người đã từng làm việc với Einstein, đã đề xuất các lý thuyết khoa học có nét tương tự đến ngạc nhiên với các tín ngưỡng truyền thống huyền bí của phương Đông và phương Tây.

Bước đột phá này hoàn thành các dự đoán rằng một lý thuyết vật lý được chờ đợi từ lâu sẽ (1) mô tả dựa trên toán học lý thuyết và (2) thiết lập cái được gọi là “siêu nhiên” như là một phần của tự nhiên.

Phân tích quan điểm khoa học của Bohm và Pribram được Giáo sư, Tiến sỹ vật lý Cao Chi – chuyên gia hàng đầu về vật lý hạt nhân Việt Nam tỏ ra rất tâm đắc.  

Vũ trụ là một toàn ảnh (hologram)?

Điều ngạc nhiên là mặc dù làm việc ở hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, nhưng cả hai nhà khoa học này lại cùng đi đến những kết luận giống nhau. Bohm đi đến kết luận về tính toàn ảnh của vũ trụ sau nhiều năm không hài lòng với cách giải thích các hiện tượng vi mô theo thuyết lượng tử, còn Pribram là vì sự thất bại của các lý thuyết sinh học cổ điển đối với những bí ẩn trong sinh lý học thần kinh (neurophysiology). [3]

Nguyên lý toàn ảnh có thể dẫn đến một triết học sâu sắc. David Bohm quan niệm rằng thực tại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày chỉ là một loại ảo tưởng giống như một bức tranh toàn ảnh. Dường như thực tại có hai mức: một mức ở sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (cuộn lại) /implicate (enfolded) và một mức gọi là mức tường minh (mở ra) /explicate (unfolded). Một film toàn ảnh và hình ảnh nó tạo ra là ví dụ của hai mức tiềm ẩn và tường minh. Cuộn film thuộc mức tiềm ẩn vì hình ảnh được mã hóa trong các dạng giao thoa chứa trong film, còn hình ảnh chiếu ra thuộc mức tường minh vì các giao thoa mã hóa được mở ra (unfolded). [3]

Nói một cách ngắn gọn, Bohm cho rằng, vũ trụ dường như là một bức toàn ảnh vĩ đại, với mỗi phần trong một toàn thể và một toàn thể lại ở trong mỗi phần.

(ảnh: phys.org)

Bohm cho rằng phân biệt thế giới sống (living) và không sống (non-living) là điều vô nghĩa. Vì mỗi phần của một bức toàn ảnh đều chứa thông tin của toàn ảnh cho nên mỗi bộ phận của vũ trụ đều chứa thông tin của toàn vũ trụ. Điều đó có nghĩa là nếu biết cách tiếp cận thì có thể tìm thấy thiên hà Andromeda ngay trong bàn tay của chúng ta. [3]

>> Nghiên cứu thần kinh học: Có một vũ trụ đa chiều trong bộ não chúng ta

Não bộ cũng là một toàn ảnh (hologram)?

Pribram xuất phát từ việc tìm hiểu não bộ lưu trữ trí nhớ bằng cách nào và ở đâu. Trong những năm 1940 người ta tin rằng trí nhớ nằm trong não bộ. Mỗi dấu vết trí nhớ gọi là một engram, tuy chẳng ai biết engram được cấu tạo bằng gì. Các nghiên cứu của Pribram dẫn đến kết luận quan trọng: trí nhớ không được lưu trữ tại bất kỳ nơi nào trong não bộ, mà bằng một cách nào đó lan truyền và phân bố trong toàn não bộ. [3]

Trí nhớ được xem như là những xung lượng thần kinh đan chéo chằng chịt trong não bộ tương tự như những hình ảnh giao thoa tia laser trên một diện tích của hologram. Nếu như một phần của hologram có khả năng tái tạo toàn ảnh của một vật thì mỗi phần của não bộ cũng chứa tất cả thông tin để phục hồi toàn bộ trí nhớ. [3]

 
(ảnh: shutterstock)

Các lý thuyết của Bohm và Pribram đã tạo nên một quan điểm sâu sắc về nhận thức luận đối với thế giới khách quan: toàn bộ vũ trụ là một toàn ảnh, bộ não là một hologram cuộn vào, trong vũ trụ toàn ảnh (the brain is a hologram enfolded in a holographic universe). [3]

Rộng hơn, mọi thành phần của vũ trụ ở một mức sâu đều liên thông với nhau (interconnectedness) và ngược lại, toàn vũ trụ hiện hữu trong mỗi bộ phận (“whole in every part”). Theo Bohm, ta thấy được những thực thể riêng biệt vì ta chỉ nhìn được một khía cạnh của thực tại. Các thực thể riêng biệt đó chỉ là những bóng ma (eidolon) còn vũ trụ tự thân là một hình chiếu, nói cách khác là một hologram. [3]

Các electron của nguyên tử carbon trong não bộ con người liên thông với các nguyên tử của mỗi con cá hồi đang bơi, của mỗi quả tim đang đập và của những vì sao đang chiếu sáng trên bầu trời. [3]

Chẳng phải cách mà các hành tinh quay quanh mặt trời cũng giống hệt như cách các electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử hay sao? Những mô thức này tồn tại ở cả vũ trụ vĩ mô và thế giới vi mô.

Vì sự liên thông phổ quát này mà trong vũ trụ toàn ảnh, thậm chí không gian và thời gian không còn là cơ bản nữa. Những khái niệm như tọa độ và thời điểm sẽ không còn ý nghĩa trong một vũ trụ nơi không vật gì được tách rời với vật khác trong không gian và thời gian. Tại mức sâu hơn này, thực tại là một siêu hologram trong đó quá khứ, hiện tại và tương lai quyện vào nhau và tồn tại đồng thời. Tại mức sâu của siêu hologram, nếu tìm được phương pháp thích hợp, chúng ta có thể làm tái hiện được những cảnh tượng từ quá khứ xa xôi. [3]

>> Có một ý thức vĩ đại kết nối tâm trí mỗi chúng ta và giữa vạn vật

Sự tương đồng giữa tôn giáo và khoa học hiện đại

Có một điều thú vị là: các tôn giáo và một số tín ngưỡng từ xa xưa trên trái đất đã nhìn nhận rằng vạn sự vạn vật trong vũ trụ, bao gồm cả con người, đều có mối giao hòa, liên thông và tương tác với nhau. Tại những “thế giới” khác hay chính là các không gian và thời gian khác, vạn sự vạn vật và con người cũng tồn tại những thành phần của bản thân họ ở đó.

Lý thuyết của Đạo gia còn cho rằng “cơ thể người là một tiểu vũ trụ” nằm trong vũ trụ bao la mà con người vẫn thường nhìn thấy. Phật gia giảng rằng mỗi thân thể người đều có sự “đối ứng” với những thiên thể vĩ đại trong vụ trụ, trong có vô số sinh mệnh, những thay đổi tại mỗi người cũng dẫn đến những thay đổi tại những thiên thể xa xôi kia. Những quan điểm này là tương hợp với quan điểm của Bohm cho rằng vũ trụ là một bức toàn ảnh với mỗi phần trong một toàn thể và một toàn thể lại ở trong mỗi phần.

Trong quá trình nghiên cứu, Pribram đã ngạc nhiên và chỉ ra hiểu biết phi thường của các nhà thần bí và các nhà triết học xa xưa về vũ trụ, vạn sự vạn vật và con người, những điều đã đứng vững trước các kiểm chứng của khoa học hàng thế kỷ.

Một trong những ví dụ mà Pribram đưa ra là mô tả siêu hình về tuyến tùng (thể tùng) với vai trò “con mắt thứ ba”. Ngày nay, các nhà khoa học đã có lý giải rằng thể tùng này chính là một con mắt đặc biệt ẩn sâu trong não người. Nó được ví như một cửa sổ bẩm sinh nhìn vào các chiều không gian khác, cho phép những người thực hành tôn giáo, tín ngưỡng và thiền định có thể nhìn được vũ trụ, vạn sự, vạn vật và con người dưới một góc độ khác, chân thực, rõ ràng và siêu việt hơn.

Con mắt thứ ba có thể khiến người ta nhìn thấy các cảnh tượng ở không gian khác (ảnh: shunynews)

Pribram cũng thấy rằng cách đây hơn 300 năm, nhà bác học, nhà triết học Gottfried Leibniz đã phát biểu một tư tưởng được gọi là lý thuyết đơn tử (Monadology) hay còn gọi là thuyết đơn nguyên. Ông nói rằng một vũ trụ là do vô số những đơn tử (monad) cấu thành, trong mỗi đơn tử có một vũ trụ hoàn chỉnh. Chính điều này đã giúp cho Dennis Gabor phát minh ra toàn ảnh.

“Những ý tưởng này được đưa ra hàng ngàn năm trước như thế nào trước khi chúng ta dùng đến toán học để hiểu chúng?” Pribram đặt câu hỏi, “Có lẽ trong trạng thái ba chiều – trong miền tần số – 4.000 năm trước là ngày mai”.

Một nhà vật lý lý thuyết và năng-lượng-cao nổi tiếng, Tiến sĩ F. Capra trong cuốn sách nổi tiếng “Đạo của vật lý” đã nói rằng “ở trình độ của khoa học hiện nay, điều được thấy một cách rõ ràng là những điều thần bí hay triết học cổ xưa cung cấp một nền tảng nhất quán cho tất cả lý thuyết khoa học.”[4]

Theo bookhunterclub.com và ET
Thiện tâm tổng hợp

------------------

 • 26.6k lượt xem

Nếu vật chất và ý thức là một thể thống nhất thì cuộc tranh luận giữa Triết học Duy vật và Triết học Duy tâm tồn tại từ bao thế kỷ qua sẽ thực sự đi đến hồi kết. Tranh cãi “vật chất quyết định ý thức” hay “ý thức quyết định vật chất” sẽ không còn ý nghĩa nữa.

Bắt đầu từ “cuộc cách mạng lượng tử” khoảng 70 năm về trước, nhiều nhà khoa học đã tìm ra sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa các kết quả nghiên cứu của họ và một số bí ẩn hay gặp trong tôn giáo. Heisenberg, Bohm, Schrodinger, Eddington, Einstein – những nhà khoa học nổi tiếng – tất cả đều có quan điểm rằng thế giới là huyền bí và thuộc về tinh thần.

Cái khung hạn chế của khoa học thực chứng

Năm 2016, có đến hai nhóm nghiên cứu độc lập đến từ Đại học Maryland và Đại học Harvard công bố đã tạo ra một loại vật liệu mới – tinh thể thời gian. Loại tinh thể này có cấu trúc nguyên tử lặp lại theo thời gian, chúng có các trạng thái dao động ổn định khác nhau lặp lại theo chu kỳ ở trạng thái năng lượng điểm không. Phát hiện này mang đến viễn cảnh về các vật liệu mới có đặc tính và hình thù thay đổi lặp lại theo thời gian, ví dụ: vật liệu lúc thì dẫn điện, lúc thì cách điện.

Trong những năm vừa qua, các nhà khoa học cũng liên tục có những phát hiện mới, ví dụ như trạng thái thứ 2 của nước ở thể lỏng (thay đổi tính dẫn nhiệt, dẫn điện, khúc xạ và sức căng bề mặt ở nhiệt độ từ 40-600C), hay cách làm cho nước vẫn đóng băng ở 1050C nhờ dùng các ống nano cacbon. Những điều này minh chứng rằng càng tìm hiểu về thế giới xung quanh, thì chúng ta lại càng kinh ngạc về hiểu biết ít ỏi của mình.

Tiến sĩ David Bohm (1917–1992), một trong những nhà vật lý lý thuyết quan trọng nhất của thế kỷ 20, cho rằng: từ khi còn nhỏ, chúng ta đã học để nhìn thế giới qua một cái khung cố định của những quan niệm, vì vậy chúng ta thường phản ứng ngay lập tức với mỗi trải nghiệm mới, thậm chí trước khi có thời gian để suy nghĩ: “Theo cách này, chúng ta tin rằng một số cách cảm nhận và nhận thức thế giới là cố định, mặc dù thực ra là chúng đã được chúng ta khám khá và xây dựng ngay từ khi còn nhỏ và trở thành các thói quen.” [4]

(ảnh: NASA/Wiki)

Quan điểm của Einstein và Bohm tương đồng với quan điểm của những người thực hành tín ngưỡng và tôn giáo. Giới Thần học cho rằng khoa học thực chứng hiện nay (khoa học khẳng định tri thức xác thực bắt nguồn từ sự kiểm nghiệm thực chứng) không hoàn thiện và đóng một cái khung cứng nhắc vào tư duy của con người. Nó không thể giải thích được sự tồn tại của các không gian khác, không thể thấy được bản chất của vật chất cũng như các vấn đề được cho là “ngẫu nhiên” hoặc “tự nhiên”…

Quan điểm của một số nhà khoa học
nổi tiếng về ý thức

Trong quá trình nghiên cứu, Bohm xác định rằng: Ý thức là một dạng thức tinh vi hơn của vật chất, và “sự phân chia vũ trụ thành hữu cơ và vô cơ là vô nghĩa.” [4]

“Ngay cả một viên đá cũng vẫn có sự sống theo cách nào đó”, Bohm nói, “vì sự sống và trí tuệ hiện diện không chỉ trong tất cả các vật chất, mà trong cả năng lượng, khoảng không, thời gian và khung của toàn vũ trụ,” và thêm nữa, “Mọi thứ đều có sự sống. Điều gọi là cái chết mới trừu tượng.” [2]

Ken Wilber, người được mệnh danh là “Einstein trong lĩnh vực ý thức”, đã viết trong cuốn sách “Những câu hỏi lượng tử”: “Thế giới vật chất không phải cơ bản nhất, mà là ít cơ bản nhất: nó có ít Sự sống hơn cuộc sống, mà cuộc sống lại có ít Sự sống hơn tâm trí, tâm trí lại có ít Sự sống hơn tinh thần. Vật lý chỉ đơn giản là nghiên cứu về lĩnh vực có ít Sự sống nhất.” [3]

Tiến sĩ William Tiller, một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về cấu trúc vật chất của Đại học Stanford. Thông qua các mô hình toán học với mức trừu tượng ngày càng tăng, Tiller phát hiện rằng tại các chiều xem xét cao hơn, có vẻ như các phương trình khác hẳn nhau mô tả hiện tượng thông thường và dị thường đều hợp nhất lại. Và ý thức phát ra dưới dạng thông tin với tốc độ vô hạn, đồng thời có thể xuất hiện tại vô hạn các địa điểm, trong không gian mở rộng vô hạn.

Tiến sĩ Tiller nói rằng “người ta rốt cuộc sẽ xem ý thức là một đặc tính của vũ trụ, nó có khả năng tạo ra phóng xạ – thứ rốt cuộc sẽ sinh ra vật chất. Về khía cạnh này, người ta rốt cuộc sẽ khám phá rằng đặc tính của vật chất phụ thuộc vào ý thức nội tại của nó.” [4]

Nói tóm lại, Bohm, Wilber và Tiller tin rằng ý thức tồn tại trong vạn vật, và bản thân ý thức có khả năng tác động lên vật chất. Quan điểm này quả thật rất khó chấp nhận bởi nhiều nhà khoa học khác, tuy nhiên lại phù hợp với điều mà tín ngưỡng và tôn giáo nhắc đến trong hàng ngàn năm qua: vật chất và ý thức không phải là hai thứ độc lập và đối lập với nhau, chúng thực chất chỉ là một. Nghĩa là bất kỳ vật chất nào cũng đều có ý thức, và bản thân ý thức cũng là vật chất.

Theo triết lý nhà Phật, “vạn vật đều có linh”, nghĩa là không chỉ con người mà bất kể vật thể nào bao gồm cả động vật, thực vật, các vật chất hữu cơ và vô cơ cũng đều có ý thức. Lập luận này sẽ khiến nhiều người hoài nghi, nhưng đã có những thí nghiệm và báo cáo khoa học hàng chục năm qua chứng minh về điều này.

Thực vật cũng có tri giác

Cleve Backster, một cựu nhân viên CIA, vào năm 1966, khi vô tình đấu 2 điện cực máy phát hiện nói dối vào một cây huyết dụ, ông đã khám phá ra rằng thực vật cũng có những hoạt động cảm xúc ở cấp cao và tương đồng với cảm tình ở con người, chúng vui vẻ khi được chăm sóc, sợ hãi khi gặp người làm điều xấu và cảm nhận được mối đe dọa từ suy nghĩ của con người. [5]

Những năm 1970, các nhà khoa học Liên Xô cũng đã có thí nghiệm tương tự. Khi một nhà khoa học cầm dao thái một cái bắp cải hoặc bẻ gẫy một cái cây, cái cây chứng kiến sự việc sẽ thể hiện sự đau đớn hoặc sợ hãi trên màn hình điện tử được kết nối, như trong trích đoạn video dưới đây:

Các nghiên cứu khác cũng phát hiện rằng cây cối có thể phân biệt được mối quan hệ họ hàng và biết chăm sóc cho nhau [6]. Ngoài ra chúng cũng biết nhường nhịn nhau như bạn bè.

Những thí nghiệm trên đã chứng minh rằng thực vật cũng có tri giác, có ý thức như con người.

Chất hữu cơ và vô cơ cũng có ý thức

Từ năm 1994, Tiến sĩ người Nhật Masaru Emoto, cố chủ tịch Hội Hado Quốc tế (hội nghiên cứu về nước và sóng nước), đã nghiên cứu về tinh thể của nước: ông lấy nước từ các nguồn khác nhau, cho kết tinh thành các tinh thể nước đá ở nhiệt độ -50C, sau đó quan sát các tinh thể dưới kính hiển vi có độ phóng đại 500 lần.

Ông phát hiện ra rằng khi chúng ta cho nước nghe những bản nhạc du dương hoặc các bản nhạc có nội dung tích cực; khi nước được nhìn thấy những dòng chữ như “tình yêu”, “biết ơn”, “hạnh phúc”, “thông thái”… hoặc khi chúng được nghe những lời trìu mến như “cảm ơn” thì các tinh thể nước ở trạng thái tuyệt đẹp, có cấu trúc cân đối như những viên kim cương lấp lánh rất bền vững.

Ngược lại, khi cho nước nghe những bản nhạc có nội dung buồn, hay khi chúng được nhìn thấy các dòng chữ tiêu cực như “mày làm tao phát ốm, tao sẽ giết mày”, “ác quỷ”…, hoặc nghe lời chửi bới, mắng mỏ “đồ ngốc”… thì tinh thể nước sẽ bị biến dạng, ở trạng thái dễ vỡ, xấu xí, mất cân đối, méo mó. [7, 8]

Ở thí nghiệm khác, Masaru Emoto cho cơm vào 2 lọ thủy tinh giống hệt nhau và yêu cầu học sinh của mình nói chuyện với chúng trong một tháng. Một lọ được nghe từ “cảm ơn,” lọ kia được nghe từ “đồ ngu.” Kết quả là, cơm trong lọ được nghe “cảm ơn” lên men và có mùi thơm của lúa mạch nha chín. Còn lọ cơm bị nghe từ “đồ ngu” chuyển sang màu đen và bị thiu thối. Họ nói rằng mùi thối của nó rất ghê tởm, không thể tả được.

Nghiên cứu của Masaru Emoto về tinh thể của nước cũng đã được kiểm chứng bởi Viện nghiên cứu khoa học Noetic, Mỹ [9]. Các nghiên cứu của ông được trình bày trong 2 cuốn sách “Thông điệp của nước” và “Bí mật của nước”, đã được dịch và phát hành ở Việt Nam. Thí nghiệm trên nước và cơm của Tiến sĩ Masaru Emoto đã được rất nhiều người trên thế giới lặp lại, và nhiều người đều có phát hiện tương tự. Kết quả thí nghiệm của họ đã được phổ biến trên Youtube.

Các thí nghiệm trên đã minh chứng một điều: vật chất thực sự có ý thức, chúng hiểu được hành động và suy nghĩ của con người, có thể bày tỏ cảm xúc của mình tùy theo hoàn cảnh.

Ý thức phải chăng cũng là vật chất?

Suy nghĩ và ý định có thể thay đổi cấu trúc vật lý của nước

Ngày 17/1/1995, trận động đất mạnh 6,8 độ richter ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.600 người ở Kobe. Masaru Emoto đã lấy mẫu nước ở Kobe và chụp ảnh tinh thể của nó. Tinh thể khi đó có hình dạng rất xấu xí. Tuy nhiên, 3 tháng sau khi người dân Kobe nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ và chia sẻ từ người dân khắp nơi trên thế giới, tinh thể nước này đã thể hiện vẻ đẹp trong sáng, cân đối.

Tinh thể nước được lấy từ Kobe Nhật Bản ngay sau khi
trận đại động đất Hanshin xảy ra (ảnh: 
masaru-emoto.net)

Chính tinh thể nước ở Kobe 3 tháng sau khi khu vực này được quan tâm
chia sẻ từ những người lương thiện khắp thế giới
(ảnh: 
masaru-emoto.net)

Phát hiện ra các tinh thể nước máy tại Tokyo có hình dáng xấu xí, biến dạng do bị ô nhiễm, Masaru Emoto cho nước này vào một cái chai, đặt trên bàn làm việc của mình tại Tokyo. Sau đó, ông đề nghị 500 người trên khắp nước Nhật vào đúng 2 chiều ngày 2/2/1997 phát thiện niệm cho chai nước với suy nghĩ: “Nước hãy biến thành kiền tịnh. Cảm ơn.” Ngay sau đó, ông chụp ảnh lại các tinh thể nước máy này. Bức ảnh cho thấy những tinh thể nước đã trở nên cân đối, trong sáng và đẹp lấp lánh.

Nước máy tại Tokyo trước khi được phát thiện niệm (ảnh: masaru-emoto.net)

Nước máy tại Tokyo sau khi nhận được những tư tưởng tốt lành do một nhóm 500 người phát đến (ảnh: masaru-emoto.net)

Ý thức của con người ảnh hướng đến phản ứng của các vi hạt

Trong thí nghiệm khe đôi của vật lý lượng tử, các nhà khoa học phát hiện rằng, nếu không có người quan sát, một hạt hạ nguyên tử (electron, neutron…) hoặc một photon sẽ đi qua cả 2 khe sáng và tạo ra hiện tượng chồng chập trên màn chắn theo nguyên lý sóng. Tuy nhiên, nếu có người quan sát thí nghiệm này, electron sẽ hành xử như các hạt, chỉ đi qua 1 khe sáng và hiện tượng chồng chập sẽ không còn nữa [10].

Một ví dụ khác là hiệu ứng Zeno lượng tử. Năm 1977, các nhà khoa học ở Texas đã phát hiện rằng: Sự phân rã Uranium sẽ diễn ra một cách bình thường nếu họ không quan sát chúng. Nhưng bất cứ khi nào họ quan sát chúng, quá trình phân rã Uranium sẽ không diễn ra như dự tính. Điều này đã được khẳng định bởi hàng chục phòng thí nghiệm trên khắp nước Mỹ. [11]

Tất cả những thí nghiệm trên đã minh chứng một vấn đề, đó là ý thức của chúng ta thực sự tác động đến vật chất. Vậy, vì sao ý thức có thể tác động lên vật chất? Phải chăng là vì ý thức cũng là vật chất – và vật chất thì có thể tác động qua lại lẫn nhau?

Cũng tương tự, những người thực hành tín ngưỡng và tôn giáo cho rằng bất kỳ tư duy, bất kỳ suy nghĩ nào của con người, dù là nhỏ nhất và ngay trong một thời gian cực ngắn cũng tạo ra vật chất. Suy nghĩ xấu thì vật chất tạo ra sẽ xấu, suy nghĩ tốt thì vật chất tạo ra sẽ tốt, và chúng thực sự tác động lên mọi thứ xung quanh. Vì vậy, người thực hành tôn giáo và tín ngưỡng xưa nay vẫn thường xuyên cầu nguyện tập thể hoặc phát đi các thiện niệm nhằm cải biến thế giới xung quanh hoặc thế giới nội tâm.

Nền khoa học của tương lai

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vẫn luôn là vấn đề cơ bản, xuyên suốt lịch sử của các trường phái triết học. Cuộc tranh luận xem ý thức và vật chất cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào đã tồn tại từ lâu giữa Triết học Duy vật và Triết học Duy tâm và vẫn chưa kết thúc.

Tuy nhiên, nếu chúng ta sẵn sàng từ bỏ “cái khung nhận thức” đã trở nên không còn phù hợp trước những thực tiễn đã được chứng minh để xem xét nghiêm túc những khám phá khoa học mới về quan điểm “vật chất và ý thức là một thể thống nhất,” thì cuộc tranh luận giữa Triết học Duy vật và Triết học Duy tâm sẽ có thể đi đến hồi kết, và cuộc tranh cãi “vật chất quyết định ý thức” hay “ý thức quyết định vật chất” sẽ không còn ý nghĩa nữa. Có lẽ khi đó tôn giáo, tín ngưỡng và khoa học cũng không còn bị cho là đối lập với nhau, và nhân loại sẽ bước sang một kỷ nguyên mới với những bước phát triển khó mà hình dung nổi bằng những tri thức hiện nay.

 

-------------------

 

Ý thức – “điểm mù” của khoa học đang dần được hé mở:

https://trithucvn.net/chuyen-de/y-thuc-diem-mu-cua-khoa-hoc-dang-dan-duoc-he-mo.html

 

--------------

 

Đã từ lâu những người tin theo tôn giáo và tín ngưỡng cho rằng trong mỗi người đều có con mắt thứ ba, nó chính là cửa sổ giao tiếp giữa con người với thế giới khác. Tuy vậy, những người khác vẫn luôn nghi ngờ sự tồn tại của con mắt thứ ba.

Thể tùng trong bộ não (Ảnh: Shutterstock)
Thể tùng trong bộ não (Ảnh: Shutterstock)

ADVERTISEMENT

Ngày nay, những kiểm tra hết sức thực tại và các kết quả nghiên cứu của giới khoa học có thể giúp chúng ta hình dung liệu con mắt thứ ba có thực sự tồn tại hay không.

Ở phần 2, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về thể tùng quả trong bộ não người.

 

 

Thể tùng là một con mắt thoái hóa?

Vào thế kỷ thứ ba TCN, bác sĩ Hy Lạp cổ đại Herophilus đã phát hiện ra trong não người có một bộ phận nhỏ, hình dạng như quả thông và có kích thước bằng móng tay út. Ngày nay, các nhà khoa học gọi bộ phận đặc biệt đó là thể tùng.

Thể tùng hay còn được gọi là thể tùng quả có tên khoa học là Pineal Gland, là tuyến nội tiết nhỏ trong não của các động vật có xương sống. Thể tùng nằm gần trung tâm của não, nơi giao nhau của 2 đồi não, nó là nơi sản xuất ra hoóc-môn có tên là melatonin. Melatonin là chất có ảnh hưởng đến quá trình sinh sôi ở tế bào và hệ thống miễn dịch, đồng thời cũng là một chất chống ôxy hóa.

Thể tùng trong bộ não người (ảnh: Telese Winslow)
Thể tùng trong bộ não người (ảnh: Telese Winslow)

Đã từ lâu, các nhà khoa học đã nhận ra sự tương đồng giữa thể tùng và con mắt. Nhiều người trong số họ cho rằng thể tùng chính là một con mắt thoái hóa. Năm 1919, Frederick Tilney và Luther Fiske Warren trong một báo cáo đã công bố những đặc điểm tương đồng giữa thể tùng và con mắt người, khiến nó nhạy cảm với ánh sáng cũng như có các khả năng thị giác khác.

“Dưới da trong hộp sọ của thằn lằn là ‘con mắt thứ ba’ phản ứng với ánh sáng, nó tương tự như thể tùng, nơi tiết ra những nội tiết tố, phía bên trong của sọ người. Thể tùng của con người bị chặn ánh sáng trực tiếp, nhưng cũng giống như con mắt thứ ba của thằn lằn, nó cho thấy việc sản xuất ra hoóc-môn melatonin tăng cường vào ban đêm,” tiến sĩ Cheryl Craft, Trưởng khoa Tế bào và Sinh học Thần kinh, Đại học Nam California, Mỹ đã viết về “con mắt tinh thần” vào năm 1995. “Giải phẫu thể tùng của thằn lằn cho thấy nó có cấu tạo giống hệt con mắt cả về hình dáng lẫn cấu tạo giác mạc.”

Thể tùng chứa mô võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào cảm quang hình que và hình nón, giống hệt như mắt người. Thậm chí, nó cũng có bó dây thần kinh thị giác nối đến vỏ não thị giác, tiến sĩ David Klein, trưởng bộ phận Nội tiết thần kinh tại Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Mỹ (NICHD) cho biết. “Các tế bào cảm quang của võng mạc rất giống với các tế bào của thể tùng. Nó (thể tùng) thậm chí còn có chất lỏng thủy tinh thể giống như ở mắt,” TS David Klein nói với tạp chí Science Daily.

Thể tùng có phải là con mắt thứ ba?

Theo BS Sérgio Felipe de Oliveira, giám đốc Pineal Mind Clinic, Đại học Sao Paulo – Brazil, hoạt động tăng cường của thể tùng có liên quan mật thiết với hoạt động tinh thần như hiện tượng nằm mơ hoặc thiền định.

Tháng 5/2013, một phát hiện khác được công bố: thể tùng của chuột có khả năng tiết ra N,N-dimethyltryptamine (DMT), được mệnh danh là “phân tử tinh thần” (spirit molecule). DMT được coi là một trong những chất dẫn truyền thần kinh có khả năng gây ảo giác mạnh nhất mà con người biết đến. Nó tăng lên trong khi ngủ, trong các trạng thái thiền định, trải nghiệm cận tử, cũng như khi ăn vào các loại thực vật có khả năng gây ảo giác. Nghiên cứu loại này bắt đầu tiếp cận thể tùng như một cửa sổ bẩm sinh nhìn vào các chiều không gian khác, hơn là một con mắt thoái hóa chỉ có nhiệm vụ sản sinh ra các hoóc-môn.

Con mắt thứ ba có thể khiến người ta nhìn thấy các cảnh tượng ở không gian khác (ảnh: shunynews)
Con mắt thứ ba có thể khiến người ta nhìn thấy các cảnh tượng mà người bình thường không thấy (ảnh: shunynews)

Điều ngạc nhiêu hơn nữa là, nếu như cả hai mắt được bỏ đi và đường giải phẫu từ khu vực phía trước của thể tùng này được phơi ra ánh sáng, thì cơ quan này vẫn có thể đáp lại kích thích theo một cách tương tự như đôi mắt ở hai bên. Trong cuốn tự truyện có tựa đề “The Third Eye” (Con mắt thứ ba) của lạt ma Tây Tạng Lobsang Rampa – người có bằng y khoa từ trường ĐH Trùng Khánh, Trung Quốc, ông đã diễn tả cuộc phẫu thuật được tiến hành tại vị trí ấn đường (chỗ giao của hai hàng lông mày) của ông, nơi được cho là đường thông dẫn đến con mắt thứ ba, hay thể tùng. Sau đó, ông đã phát triển được một số năng lực đặc dị chưa từng có trước đây. Thực tế này đã khiến một số nhà nghiên cứu phải cân nhắc: liệu thể tùng có phải chỉ là một con mắt bị thoái hóa?

Cuốn sách The Third Eye - Con mắt thứ ba của Lạt ma Lobsang Rampa (bản tiếng Anh) (ảnh: amazon)
Cuốn sách The Third Eye – Con mắt thứ ba của Lạt ma Lobsang Rampa (bản tiếng Anh) (ảnh: amazon)

Các nhà xuất bản đã chấp nhận cuốn sách của Lobsang Rampa sau khi gửi bản sao tới hơn 20 chuyên gia để đánh giá. Họ viết “Chúng tôi thấy rằng ông ấy vượt trên đức tin ở Tây Phương, mặc dù theo quan điểm của Tây Phương thì khó có thể chấp nhận được”.

Trong khi giới khoa học còn có hiểu biết rất hạn chế về con mắt thứ ba, những người thực hành tín ngưỡng và tôn giáo từ lâu đã biết đến sự tồn tại của con mắt này. Không chỉ vậy, con mắt thứ ba đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nhận biết, giao tiếp của họ với các không gian và các thế giới mà mắt thường con người không nhìn thấy được. Trong tín ngưỡng Vệ Đà, con mắt thứ ba tượng trưng cho luân xa thứ sáu, trong Ấn Độ giáo, nó được gọi là cửa sổ của thần Brahma, tại Trung Quốc, các Đạo sĩ gọi nó là Nê Hoàn Cung, còn người cổ đại Trung Quốc gọi nó là Thiên Mục.

Không chỉ nhận biết sự tồn tại của con mắt thứ ba, những người thực hành tu luyện có các phương pháp khai mở con mắt này. Khi đó, tùy theo đặc điểm của từng người mà họ có thể có thể xuất hiện những năng lực đặc biệt như: nhìn thấy các cảnh tượng từ xa (dao thị), nhìn thấy được quá khứ và tương lai (túc mệnh thông), thậm chí đọc được ý nghĩ người khác (tha tâm thông)… Trong các câu chuyện cổ của Phật giáo đều có ghi lại các khả năng này.

Vì sao con mắt thứ ba không hoạt động với hầu hết mọi người?

Y học đã phát hiện rằng thể tùng của hầu hết mọi người đều bị vôi hóa. Thể tùng của người trưởng thành bị vôi hóa giống như một cục canxi nằm ở giữa não bộ. Nguyên nhân của việc vôi hóa được cho là do con người hiện nay vẫn đưa vào cơ thể hàng ngày các chất Flo/Clo qua nước uống, thức ăn, kem đánh răng… Nhiều nhà khoa học tin rằng sự vôi hoá thể tùng làm mù con mắt thứ ba, ngăn cản chúng ta có được các năng lực đặc biệt.

Ảnh chụp thể tùng bị vôi hóa (ảnh: phytoactive.net)
Ảnh chụp thể tùng bị vôi hóa (ảnh: phytoactive.net)
Những người theo thực hành tu luyện còn cho rằng con mắt thứ ba của trẻ em từ 6 tuổi trở xuống rất dễ được khai mở và nhìn rất rõ ràng do các bé rất ngây thơ và trong sáng. Họ cũng cho rằng thanh niên trưởng thành rất khó khai mở mắt thứ ba do ham muốn vào “thất tình lục dục” của họ là rất lớn. Giải thích này khá trùng hợp với phát hiện của giới khoa học: trẻ em dưới 6 tuổi thì thể tùng ít bị vôi hóa, còn thanh niên trưởng thành hầu hết có thể tùng bị vôi hóa. Điều này có thể lý giải tại sao chỉ các nhà sư, các lạt ma Tây Tạng hay những người tu luyện tâm tính một cách chân chính mới có thể sở hữu những năng lực siêu thường.
Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được xem là những người có con mắt thứ ba dễ được khai mở nhất (ảnh: crystallinks)
Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được xem là những người có con mắt thứ ba dễ được khai mở nhất (ảnh: crystallinks)

“Những điều chúng ta biết là hữu hạn, còn những điều chúng ta chưa biết là vô hạn”

Đa số mọi người ngày nay thường chỉ chấp nhận những điều mà khoa học chứng thực công nhận. Nhưng có những việc mà khoa học thực chứng chưa thể giải thích nhưng lại xảy ra một cách khách quan, đồng thời có thể được chứng minh qua các thí nghiệm hết sức thực tại như con mắt thứ ba này. Điều này cũng có thể giúp chúng ta thay đổi quan niệm trong việc tiếp nhận, đánh giá thông tin và nhìn nhận về thế giới xung quanh.

Thiện Tâm tổng hợp

------------------

Tiến sĩ Robert Lanza, người đã được tạp chí TIME đưa vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014, tin rằng khoa học cần nhận ra vai trò quan trọng của ý thức con người.

Tiến sĩ Robert Lanza, nổi tiếng với nghiên cứu tế bào gốc, tin rằng sinh học sẽ trở nên quan trọng hơn vật lý khi con người tìm hiểu về vũ trụ. (ảnh: Robert Lanza / CC BY-SA 3.0)
Tiến sĩ Robert Lanza, nổi tiếng với nghiên cứu tế bào gốc, tin rằng sinh học sẽ trở nên quan trọng hơn vật lý khi con người tìm hiểu về vũ trụ. (ảnh: Robert Lanza / CC BY-SA 3.0)

ADVERTISEMENT

Vật lý lượng tử đã chứng minh sự mâu thuẫn với vật lý cổ điển (vật lý học Newton), nó đặt các nhà khoa học vào cuộc tìm kiếm “Thuyết Vạn vật” để thu hẹp sự cách biệt của thuyết tương đối và vật lý lượng tử trong sự hiểu biết khoa học của chúng ta về thế giới.

Đối với Tiến sĩ Lanza, người đã tạo ra bước đột phá trong nghiên cứu tế bào gốc, sinh học sẽ chứng minh rằng nó quan trọng hơn vật lý. Ông cho rằng, thay vì theo đuổi các sợi dây trừu tượng trong những chiều không gian vô hình, việc hiểu cơ thể con người là quan trọng hơn.

 

“Cho dù là vật lý lượng tử hay vậy lý Newton, chúng đều là hệ thống được tạo ra bởi ý thức của chúng ta.”

Cho dù là vật lý lượng tử hay vật lý Newton (vật lý cố điển), chúng vẫn là hệ thống được tạo bởi ý thức của chúng ta để tổ chức các yếu tố của thế giới này, Lanza nhận định. Chúng ta tạo ra các câu chuyện, chúng ta đặt tên cho các sự vật.

Theo Lanza, việc vũ trụ được điều chỉnh một cách tinh xảo cho sự tồn tại của cuộc sống cũng là dấu hiệu chỉ ra vị trí quan trọng trung tâm của chúng ta giữa vạn vật.

“Cuộc tìm kiếm trường kỳ về Thuyết Vạn vật đang thiếu một thành phần quan trọng, thứ gần đến mức chúng ta quên mất”, Lanza phát biểu trong cuộc nói chuyện được ghi âm tại Hội nghị “Science and Nonduality” năm 2010. “Khoa học đ